Kinh ngạc "bảo bối" cứu hàng nghìn vệ tinh khỏi thành rác thải
Orbit Fab, một công ty khởi nghiệp tư nhân tại San Francisco gần đây đã công bố kế hoạch xây dựng các "trạm xăng" đầu tiên trong không gian.
Theo cơ sở dữ liệu vệ tinh của tổ chức Union of Concerned
Scientists, hiện có hơn 4.000 vệ tinh đang hoạt
động trên quỹ đạo xung quanh Trái đất.Theo một số ước tính,
con số này dự kiến sẽ lên tới 100.000 vào cuối thập kỷ này, bao gồm
các vệ tinh viễn thông, internet, nghiên cứu, điều hướng và quan
sát Trái đất.
Điều này cho thấy, sự hiện diện của rất nhiều vệ tinh sẽ
tạo ra những cơ hội mới, tuy nhiên cũng kèm theo như những mối nguy
hiểm tiềm tàng. Điển hình là hiện cũng hàng nghìn mảnh rác có thể
quan sát bao gồm các tên lửa đẩy bị bỏ lại, các vệ tinh vô
chủ, các mảnh rơi ra từ các tàu vũ trụ, hay vệ tinh bị thiếu
nhiên liệu hoạt động giữa chừng…
![]() |
Tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh trong không gian. Ảnh: @ Lockheed Martin. |
Hệ thống mạng lưới này có tên là Rapidly Attachable Fluid
Transfer Interface (RAFTI), thực tế là một trạm cổng cung cấp nhiên
liệu cho các vệ tinh đang vận hàng ngoài không gian.
Về khả năng hoạt động, hệ thống có thể bơm nhiên liệu với tốc
độ một lít mỗi phút. RAFTI được thiết kế để vận hành ở nhiệt độ từ
-40 độ C đến 120 độ C và chịu được áp suất từ 500 đến 3.000 psi.
Bên cạnh đó, hệ thống có thể tiếp những nhiên liệu đẩy như LOX/H2,
nitrogen, helium, nước cho vệ tinh. Vì thế, với hệ thống RAFTI mới,
tuổi thọ của tàu vũ trụ cũng như các vệ tinh không gian sẽ được kéo
dài hơn rất nhiều.
Lần hợp tác của Orbit Fab và Lockheed Martin là một phần trong
nỗ lực sâu rộng, mang tính sứ mệnh cao cả hơn, nhằm phát triển các
công nghệ để giải quyết vấn đề về các mảnh vỡ không gian quỹ đạo
ngày càng nhiều. Mặc dù điều này sẽ tăng cường đáng kể khả năng
viễn thông, giám sát và phân tích thời tiết của chúng ta trên Trái
đất, nhưng việc tăng tuổi thọ của các vệ tinh này cũng là chìa khóa
để giảm thiểu vấn đề các mảnh vỡ không gian ngày càng gia
tăng.
![]() |
'Trạm xăng' trong không gian của Orbit Fab và Lockheed Martin nhằm mục đích giúp cho các nhiệm vụ vệ tinh bền vững, ít rác thải hơn. Ảnh: @AFP. |
Paul Pelley, giám đốc chương trình ASPIN tại Lockheed
Martin Space cho biết: “Khoản đầu tư này vào Orbit Fab là một trong
số danh mục đầu tư quan trọng mà chúng tôi đã thực hiện, nhằm tạo
ra và hỗ trợ tăng cường công nghệ tiên tiến nhằm mang lại sự linh
hoạt trên quỹ đạo; Khả năng tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh trên
quỹ đạo là một thành phần quan trọng đối với các sứ mệnh của khách
hàng của chúng tôi, vì nó cho phép các thiết bị vệ tinh, tàu vũ trụ
được kéo dài tuổi thọ, nhờ nhiên liệu được bổ sung qua hệ thống
mới”.
“Mối hợp tác này sẽ giúp thúc đẩy việc áp dụng và hình thành
nên các tiêu chuẩn hoạt động, kỹ thuật mới cho ngành dịch vụ vệ
tinh trong thời gian tới”, Paul Pelley chia sẻ thêm.
Huỳnh Dũng (Theo Interestingengineering)
Bạn đang xem: Kinh ngạc "bảo bối" cứu hàng nghìn vệ tinh khỏi thành rác thải
Chuyên mục: Tin công nghệ
Nguồn: https://kienthuc.net.vn/cong-nghe/kinh-ngac-bao-boi-cuu-hang-nghin-ve-tinh-khoi-thanh-rac-thai-1595251.html
Chia sẻ bài viết